TextBody

 

Tuy vậy theo Nilson, tổng số thiệt hại do gian lận không bao gồm hàng tỷ USD thất thoát liên quan đến những giao dịch giữa các tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán bằng mã QR không được liên kết với tài khoản thẻ.


Cái nhìn sâu hơn về gian lận thẻ

Báo cáo khẳng định: “Tình hình giảm thiểu thiệt hại tài chính do gian lận trong năm 2020 sẽ không lặp lại trong năm 2021”.

Báo cáo lưu ý rằng những tổn thất thực tế mà các nhà phát hành, ĐVCNT và tổ chức tài chính phải gánh chịu trên toàn cầu trong năm ngoái đã vượt quá 28,58 tỷ USD và không thể tính toán chính xác, vì có những chi phí khác liên quan đến công tác điều tra gian lận, quản lý trung tâm dịch vụ khách hàng và duy trì hoạt động - vốn có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Tuy vậy, Nilson Report cho rằng các tổ chức trong lĩnh vực thanh toán thẻ đã đạt được tiến triển trong nỗ lực hạn chế những khoản chi phí đó - đặc biệt là trong công tác quản lý các khoản bồi hoàn do gian lận, ngay cả khi những khoản tiền này “tăng vọt lên mức độ chưa từng có”.

Theo Nilson Report, “thân thiện” hoặc “gian lận bên thứ nhất” - trường hợp các chủ thẻ khẳng định rằng giao dịch là gian lận ngay cả khi họ hoặc một thành viên trong gia đình đã thực hiện giao dịch mua hàng - đang trở thành mối lo ngại lớn hơn đối với các nhà phát hành. Lĩnh vực thanh toán thẻ chuẩn bị đưa nội dung này trở thành một danh mục gian lận chính thức.

Thống kê An toàn & Tin cậy số hóa Quý 4/2021 của Sift cho thấy trong số những người tiêu dùng (NTD) yêu cầu bồi hoàn, hơn 40% đã đưa ra lời khẳng định như trên do những giao dịch mua hàng gian lận một cách thực sự, nhưng gần 20% thừa nhận đã phạm phải hành vi gian lận “thân thiện”.



 

Nilson Report nhấn mạnh thông tin nhận dạng cá nhân (PII) được bán chác trên web đen cũng vẫn là một vấn đề đối với lĩnh vực thanh toán thẻ. Đặc biệt là ở Mỹ, các nhà phát hành thẻ phải đối mặt với vấn nạn gian lận tài khoản tín dụng mới được mở với dụng ý xấu. Tình trạng đó có nguy cơ dẫn đến những tổn thất lớn hơn so với thiệt hại từ hành vi bán chác thông tin tài khoản thẻ hiện có. 

Thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản (ATO) của những đối tượng lừa đảo mua thông tin xác thực thẻ trên web đen đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn trong vài năm qua. Thẻ thanh toán của Mỹ bị đánh cắp có thể mua được trên web đen với mức giá bình quân tối thiểu là 5,80 USD và “xứ cờ hoa” là nơi đang lưu hành nhiều thẻ bị đánh cắp nhất.

Cũng theo Nilson Report, xu hướng mở rộng triển khai đầu đọc thẻ chip tại các cây xăng ở Mỹ, cũng như sử dụng giải pháp mã hóa, đã góp phần đẩy lùi vấn nạn gian lận. Công tác giám sát 24/7 của các mạng lưới thẻ lớn đã ngăn chặn được tội phạm có tổ chức. Ngoài ra, việc cảnh báo sớm cho các ĐVCNT và tổ chức vận hành hệ thống ATM về hoạt động gian lận cũng làm giảm bớt số lượng cuộc tấn công.

Gian lận không trực tiếp sử dụng thẻ (gian lận CNP) gia tăng

Khi có thêm nhiều giao dịch thanh toán được thực hiện qua mạng trực tuyến hoặc qua điện thoại hơn trong đại dịch COVID-19, gian lận CNP chiếm 68% tổng thiệt hại mà các nhà phát hành thẻ và tổ chức tài chính phải gánh chịu trong năm 2020.

Tỷ lệ thiệt hại quá cao do gian lận ở Mỹ có thể được cho là do số lượng giao dịch CNP chiếm phần lớn hơn so với các quốc gia khác. Khi đại dịch tấn công, NTD bị mắc kẹt ở nhà chuyển sang mua sắm trực tuyến và thanh toán qua điện thoại, song các nhà phát hành thẻ và mô hình quản lý rủi ro gian lận của họ không được trang bị “để xử lý số lượng lớn yêu cầu ủy quyền CNP lần đầu tiên từ các chủ thẻ hợp pháp”.


Báo cáo của SPA nhấn mạnh thẻ sinh trắc học cũng có thể góp phần cải thiện chính sách phổ cập tài chính khi dân trí có thể còn thấp và nhiều người dùng không quen với việc nhập mã PIN hoặc mật khẩu. SPA cũng đang nghiên cứu tích hợp các công nghệ vào ví điện tử và ví tiền số./.
 


 

Báo cáo nhận xét: “Sự thay đổi lớn tạo điều kiện cho giới tội phạm nhanh chóng nắm bắt cơ hội để kích hoạt những tấm thẻ đã bị đánh cắp trước đó nhưng vẫn chưa được sử dụng đến”. Trong đại dịch, những đối tượng gian lận đã bòn rút gói kích thích phục hồi kinh tế của chính quyền liên bang hoặc các quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chuyển những khoản tiền này vào các tài khoản thẻ trả trước có thể nạp lại bị đánh cắp và sử dụng chúng để mua hàng - sau đó được gửi trả hoặc bán trên mạng trực tuyến.

Sự bùng nổ về số lượng giao dịch CNP đã khiến các ĐVCNT phải đối mặt với xu hướng gia tăng tỷ lệ tổn thất do gian lận. Số lượng giao dịch CNP (ở Mỹ) chiếm 19% trong năm 2020, cao hơn so với tỷ lệ 15% của năm 2019. Báo cáo cho hay “số tiền bị mất do gian lận CNP trong năm 2020 cao hơn 6 lần so với một năm trước đó”; và thiệt hại trong năm 2019 cao gấp 4 lần so với năm 2018.

Theo báo cáo, giá trị trung bình của các giao dịch mua hàng từ xa đã tăng lên trong năm 2020, qua đó buộc các ĐVCNT phải xem xét lại những giao dịch bán hàng khả nghi. Gian lận CNP liên quan đến những giao dịch thanh toán cho các dịch vụ phát trực tuyến nói riêng cũng tăng vọt. 

 

Đấu tranh với gian lận

Khi những mối đe dọa ngày càng trở nên nghiêm trọng trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là suốt thời kỳ đại dịch, các công ty thẻ lớn đã mua lại các công ty an ninh mạng nhằm tăng cường phương pháp tiếp cận ngăn chặn gian lận và cung cấp cho các ĐVCNT những bộ công cụ phòng ngừa tội phạm mạng.

Tổng số thiệt hại 28,58 tỷ USD do gian lận thẻ trên toàn cầu năm 2020 thấp hơn chút ít so với mức 28,65 tỷ USD trong năm 2019, một phần xuất phát từ tình trạng sụt giảm chi tiêu qua thẻ tín dụng xuyên biên giới do đại dịch gây ra.

Nilson Report cho biết tổng thiệt hại do gian lận tại Mỹ đã lên tới 10,24 tỷ USD trong năm 2020, cao hơn so với 9,62 tỷ USD của năm 2019. Trên toàn cầu, tổng thiệt hại do gian lận thẻ bình quân lên đến 6,8 cent cho mỗi 100 USD doanh số bán hàng, tương đương với tỷ lệ được thống kê trong năm 2019. Tỷ lệ này giảm chậm so với 7,2 cent từ năm 2016.

Các nhà phát hành thẻ phải đối mặt với ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 65% tổng thiệt hại do gian lận trên toàn cầu, trong khi các ĐVCNT, tổ chức vận hành hệ thống ATM và tổ chức tài chính gánh chịu 35% tổn thất còn lại.

Gian lận thẻ ghi nợ gia tăng trong năm ngoái do NTD đẩy mạnh sử dụng loại thẻ này, trong khi gian lận thẻ tín dụng có chiều hướng giảm nhẹ. Các sản phẩm thẻ thương hiệu toàn cầu - trong đó có Visa, Mastercard, American Express và Discover/Diners Club - phải đối mặt với tỷ lệ thiệt hại do gian lận cao nhất, ở mức 25,27 tỷ USD trong năm ngoái, dù thấp hơn so với mức 25,53 tỷ USD của năm 2019.

Cũng theo Nilson Report, thẻ ATM chịu tổn thất 1,40 tỷ USD trong năm ngoái; các thương hiệu thẻ nội địa mất 1,24 tỷ USD; và thẻ thương hiệu tư nhân thiệt hại 0,67 tỷ USD./.