TextHead
TextBody

Tuy nhiên, một số người không bao giờ phải trải nghiệm lại quy trình nhàm chán này và đó không phải là do thẻ của họ không có thời hạn - mà là do họ có thể tiếp cận với thẻ thanh toán được phát hành theo hình thức số hóa. Vì vậy, thay vì đến ngân hàng để nhận tấm thẻ mới hoặc chờ đợi cả tuần để tấm thẻ được chuyển phát đến tay, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được phát hành theo hình thức số hóa sẽ được ngân hàng/tổ chức tín dụng chuyển trực tiếp vào ví di động của khách hàng và chủ thẻ sẽ sử dụng được ngay. Thẻ số mang lại một phương thức thanh toán thuận tiện, linh hoạt và an toàn - yếu tố có tầm quan trọng sống còn trong môi trường ngân hàng số ngày nay.

CHƯƠNG 3.
THANH TOÁN KHÔNG TIẾP XÚC (TTKTX) CÓ THỂ TĂNG TRƯỞNG MẠNH HƠN KHI CÓ THÊM NHIỀU THẺ THANH TOÁN ĐƯỢC PHÁT HÀNH THEO HÌNH THỨC SỐ HÓA

Những người tham gia khảo sát đã liệt kê thẻ tín dụng/ghi nợ gắn chip tiếp xúc là phương thức thanh toán ưa thích hàng đầu, nhưng thẻ tín dụng/ghi nợ không tiếp xúc chỉ được xếp vào vị trí thứ hai. Trong khi những người tham gia khảo sát cho thấy sở thích mạnh mẽ đối với thẻ không tiếp xúc, thì thanh toán di động không tiếp xúc lại có mức độ phổ biến thấp hơn đáng kể (Bảng 4).

Tuy nhiên, tình trạng thiếu sức hút của thanh toán di động không tiếp xúc có thể là do chỉ có 53% cho biết đã nhận được thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng được phát hành theo hình thức số hóa từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Ở cấp độ địa lý, các giao dịch thanh toán được ưa chuộng trở nên đa dạng hơn (Bảng 5). Thí dụ, mặc dù Mỹ đã gặt hái thành công lớn về lượng sử dụng TTKTX, song nền kinh tế lớn nhất toàn cầu lại là nơi chấp nhận TTKTX muộn hơn so với phần còn lại của thế giới. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thẻ không sử dụng thẻ TTKTX trên quy mô rộng cho đến cuối những năm 2010, trong khi các chủ thẻ ở Anh đã sử dụng loại thẻ này từ năm 2007.

Bên cạnh đó, Canada có tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát, với 41% số người được hỏi. Nguyên nhân có thể là do phần lớn người dân ở quốc gia Bắc Mỹ sử dụng tiền mặt trong các giao dịch để “né” thuế bán hàng và người bán hàng cũng thích được nhận tiền mặt để tránh phải trả thuế doanh thu (một cuộc thăm dò cho thấy 84% tổng số người mua sắm ở Canada thừa nhận họ thanh toán bằng tiền mặt vì lý do này).

Ngoài ra, Indonesia có mức sử dụng ví điện tử, ví mã hóa và ví số trả trước cao nhất, với 65% số người được hỏi. Nguyên nhân có thể được lý giải bởi đặc tính dễ chấp nhận mang tính lịch sử của người tiêu dùng (NTD) Indonesia đối với các dịch vụ mới trong nền kinh tế số và sự chấp thuận nhanh chóng về mặt quy định của chính phủ nước này đối với hàng chục nền tảng ví điện tử.

Sức tăng trưởng toàn cầu của thanh toán không tiếp xúc

Có 48% tổng số người được khảo sát cho biết họ ưa thích hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ không tiếp xúc.

Thẻ tín dụng được phát hành theo hình thức số hóa có thể là một lĩnh vực tăng trưởng khách hàng quan trọng dành cho các ngân hàng và hiệp hội tín dụng bởi vì các tùy chọn thanh toán linh hoạt là yếu tố hàng đầu đối với những người tham gia khảo sát khi quyết định lựa chọn và cân nhắc thay đổi ngân hàng. Quan niệm này đặc biệt đúng ở Mỹ, nơi Entrust dự báo tần suất sử dụng TTKTX sẽ tiếp tục tăng vọt như trong vài năm vừa qua.

Đối với các ngân hàng, đầu tư vào giải pháp thẻ số có thể nhanh chóng đáp ứng được mong muốn của NTD, đồng thời chuyển đổi thành công danh mục sản phẩm thẻ. Công nghệ đó cũng mang lại cho khách hàng mức độ kiểm soát, bảo mật và tính linh hoạt cao hơn, cùng khả năng giám sát chi tiêu, quản lý cả thẻ vật lý và thẻ số.

Giải pháp thẻ số cho phép khách hàng lập tức nhận được thông tin xác thực thanh toán từ ứng dụng di động của ngân hàng - đây có thể là một điểm bán hàng hiệu quả khi gần 2/3 số người được khảo sát ưa chuộng mở tài khoản ngân hàng theo hình thức số hóa. Sở thích này đặc biệt cao ở những người được hỏi thuộc Thế hệ Z (65%), Thế hệ Millennial (69%) và Thế hệ X (54%). Tuy nhiên, các ngân hàng cũng không nên bỏ qua các giải pháp tại chi nhánh. 25% NTD được khảo sát vẫn thích mở tài khoản ngân hàng tại chi nhánh và 15% có mức độ ưa thích giao dịch trực tuyến hoặc trực tiếp tương đương nhau.

Vì vậy, các ngân hàng cũng nên tính đến một công cụ phát hành thẻ tức thời trong hệ thống dịch vụ phát hành thẻ toàn diện, để khách hàng có thể sử dụng khi mở tài khoản hoặc thay thế thẻ bị thất lạc hay bị đánh cắp. Điều này mang lại cho các ngân hàng cơ hội thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng, đồng thời tạo ra sự khác biệt mà các ngân hàng thế hệ mới không có được.

Cuối cùng, có một thực tế rõ ràng là: NTD muốn có nhiều lựa chọn.

Khách hàng luôn có ý thức bảo mật, vì vậy, các ngân hàng phải chứng tỏ được mức độ an toàn của tài khoản và giao dịch thanh toán

90% tổng số người được khảo sát lo ngại về nguy cơ gian lận tiềm ẩn trong dịch vụ ngân hàng hoặc tín dụng khi những lĩnh vực này có mức độ số hóa ngày càng cao.

Bên cạnh đó, nhiều người được hỏi xác nhận từng phải đối mặt với hậu quả thực sự của tình trạng bảo mật yếu kém: 42% đã nhận được thông báo về sự cố gian lận tín dụng hoặc ngân hàng cá nhân trong 12 tháng qua.

Vậy hậu quả của gian lận là gì? Lòng trung thành của khách hàng bị hủy hoại. 67% số người được hỏi nhận được thông báo về sự cố gian lận đã thay đổi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Để tránh những tổn thất tiềm tàng này, các ngân hàng không những cần cải thiện các dịch vụ bảo mật, mà còn cần phải chia sẻ thông tin với khách hàng về cách thức sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ tài khoản của họ.

Khi đề cập đến bảo mật truy cập tài khoản, những người được khảo sát đã liệt kê các phương thức hàng đầu là tên người dùng và mật khẩu, câu hỏi bảo mật, xác thực 2 yếu tố và nhận dạng vân tay.

Đây cũng là những phương thức bảo mật truy cập tài khoản hàng đầu được NTD tin tưởng sử dụng trong xác thực bảo mật các giao dịch thanh toán, qua đó cho thấy NTD có thể cần được phổ biến kiến thức nhiều hơn về mức độ bảo mật của các tính năng nâng cao như phương pháp xác thực sinh trắc học (Bảng 6).

Nạn nhân của gian lận = Lòng trung thành của khách hàng bị hủy hoại

67% NTD đã thay đổi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khi nhận được thông báo về sự cố gian lận.

Câu trả lời của NTD về niềm tin dành cho các dịch vụ và bảo mật tài khoản cho chúng ta thấy 2 điều: (1) Phần lớn các ngân hàng chỉ cung cấp những yếu tố cơ bản để bảo mật tài khoản; (2) NTD không nắm rõ về sức mạnh mà các giải pháp sinh trắc học có thể mang lại trong quá trình bảo vệ tài khoản và giao dịch thanh toán.

Do hàng loạt mối quan ngại của NTD về gian lận và khả năng thay đổi ngân hàng nếu NTD trở thành nạn nhân của hành vi gian lận, các tổ chức tín dụng và ngân hàng nên chú trọng đầu tư vào những công cụ bảo mật nâng cao và nhấn mạnh với khách hàng về sức mạnh của các giải pháp dành cho cả dịch vụ ngân hàng và giao dịch thanh toán.

Thông qua biện pháp nâng cấp các phương thức bảo mật, các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể nắm bắt được cơ hội phát triển trong tương lai. Họ nên chú trọng xây dựng một danh mục bảo mật dựa trên danh tính, dữ liệu và thanh toán đáng tin cậy. Một danh mục hiệu quả cần có các tính năng mã hóa hoặc mã hóa kỹ thuật số (tokenization) với mức độ bảo mật khóa mạnh mẽ để bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm. Mã hóa kỹ thuật số bảo vệ danh tính tài chính lõi của một ngân hàng khỏi những sự cố rò rỉ dữ liệu bằng cách cung cấp mã thông báo được mã hóa dành riêng cho mỗi đơn vị chấp nhận thẻ

 (ĐVCNT) theo từng giao dịch. Vì vậy, khi ĐVCNT bị rò rỉ dữ liệu, thông tin thanh toán của khách hàng sẽ hoàn toàn vô giá trị đối với tin tặc.

Các ngân hàng cũng nên tận dụng những giải pháp chống gian lận và cung cấp trải nghiệm khách hàng an toàn nhưng liền mạch. Các giải pháp như truy cập không cần mật khẩu và những công cụ quản lý uy tín thiết bị luôn chủ động phát hiện các sự cố gian lận mà không gây thêm xung đột với khách hàng. Mặc dù các ngân hàng không cần phải chia sẻ những thông tin chi tiết về công nghệ bảo mật cho khách hàng, song họ nên chủ động cho khách hàng biết về mức độ bảo vệ tài khoản nhờ sức mạnh của công nghệ xác thực đã được kiểm chứng như xác thực tương ứng và xác minh giao dịch.

Đột phá nhờ sự vượt trội của bảo mật số

Các tổ chức tài chính có 2 hướng đi trong giai đoạn bùng nổ cạnh tranh thanh toán: (1) phản đối sự thay đổi và bám vào những bài học đang dần trở nên lỗi thời; (2) dẫn đầu cuộc cạnh tranh thông qua chiến lược cung cấp trải nghiệm số hóa đang tin cậy vượt trội đáp ứng được kỳ vọng của cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới.

NTD được kết nối số trong phần lớn các khía cạnh của cuộc sống - và rõ ràng là họ mong đợi điều tương tự từ các ngân hàng và trải nghiệm thanh toán. Thời gian dành cho tiến trình chuyển đối số ngày càng ngắn lại. Với công nghệ sẵn có, các ngân hàng sẽ dẫn đầu cuộc cạnh tranh nhờ năng lực cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh an toàn và ưu tiên số hóa - tất cả sẽ phụ thuộc vào việc liệu bạn có sẵn sàng thực hiện bước đột phá ngay bây giờ hay cố gắng bắt kịp sau này.

Nếu tổ chức của bạn sẵn sàng tham gia vào thị trường thanh toán số khốc liệt, Entrust sẵn sàng tối ưu hóa hành trình chuyển đổi số hóa của bạn./.

(Entrust)