TextHead
TextBody

Sự kết nối giữa Thẻ vật lý (Physical Card) và Thẻ số hóa (Digital Card)

17/08/2022

Sự ra đời của chiếc điện thoại thông minh đã phá vỡ và tái định nghĩa cách chúng ta ‘sống’ mỗi ngày trong thời đại ngày nay, bao gồm việc thanh toán cho tất cả mọi thứ. Tuy nhiên các tổ chức phát hành thẻ hãy cứ yên tâm rằng chiếc thẻ cứng vật lý sẽ không sớm biến mất. Số lượng thẻ thanh toán đang được lưu hành trên toàn thế giới đã tăng thêm 2 tỷ chiếc từ năm 2019 tới năm 2021, và được dự báo vẫn trên đà tăng trưởng. Hay như báo cáo của EMVCo, trong năm 2021 có hơn 90,44% tổng lượng giao dịch thanh toán trực tiếp sử dụng thẻ trên toàn cầu đã được thực hiện.

 

 

Tuy nhiên các tổ chức phát hành thẻ hãy cứ yên tâm rằng chiếc thẻ cứng vật lý sẽ không sớm biến mất. Số lượng thẻ thanh toán đang được lưu hành trên toàn thế giới đã tăng thêm 2 tỷ chiếc từ năm 2019 tới năm 2021, và được dự báo vẫn trên đà tăng trưởng. Hay như trong báo cáo của EMVCo trong năm 2021, hơn 90,44% tổng lượng giao dịch thanh toán trực tiếp sử dụng thẻ trên toàn cầu đã được thực hiện.

 

Tuy thế những chiếc thẻ số hóa ra đời và phát triển có những sứ mệnh riêng của chúng, là bởi thế hệ Gen Y (thế hệ Millennials) đang bước vào độ tuổi có thu nhập và chi tiêu mạnh mẽ nhất, và thẻ số hóa chính là phương tiện thanh toán ưa thích của họ.

 

Đối với các tổ chức tài chính, thẻ số hóa có rất nhiều mặt tích cực bao gồm tối thiểu hóa thời gian kích hoạt thẻ, tối ưu chi phí phát hành và dịch vụ phát hành, giảm thiểu rủi ro gian lận nhờ công nghệ mã hóa tokenization.

 

Theo sau đó là tăng doanh số và thúc đẩy tương tác của chủ thẻ. Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi nhiều tổ chức tài chính đã và đang xây dựng kế hoạch cung cấp giải pháp thẻ số hóa trong tương lai gần. Nhưng trước khi bắt tay vào việc đó, điều quan trọng là các tổ chức tài chính cần hiểu rõ về mỗi tùy chọn của các giải pháp thẻ số hóa khác nhau, và giá trị tương đối của từng giải pháp ấy.

 

Có 3 dạng thẻ số hóa để các tổ chức tài chính cân nhắc chọn lựa:

  • Cấp phép thủ công: các tổ chức tài chính cho phép người dùng tự cấp phép thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng vật lý của mình vào các ví điện tử “xPay” (như Apple Pay, Google Pay…)
  • Cấp phép ‘đẩy’ tự động từ một ứng dụng độc lập: ‘đẩy’ thông tin xác thực thanh toán (dựa trên cả thẻ ảo và/ hoặc thẻ cứng vật lý) vào các ví điện tử “xPay”.
  • Hỗ trợ thanh toán trên ứng dụng ngân hàng: cho phép người dùng thực hiện thanh toán trực tiếp trên ứng dụng di động của các tổ chức tài chính, đi kèm với các tính năng ‘gia tăng giá trị’ trong đó như kiểm soát thẻ và quản lý giao dịch.

 

Ở tùy chọn đầu tiên là cấp phép thủ công, lựa chọn này bắt buộc người dùng phải tuân theo một quy trình cung cấp thông tin thủ công và dễ xảy ra sai sót, có thể cản trở hay làm gián đoạn việc chấp nhận thẻ số hóa, ảnh hưởng tới ‘túi tiền’ của chủ thẻ.

 

Tùy chọn thứ hai, tự động ‘đẩy’ và cấp phép từ một ứng dụng độc lập, điều này sẽ loại bỏ được những nhược điểm của phương án thủ công trên, bằng cách tự động cung cấp thông tin xác thực thanh toán trực tiếp vào ví di động của người dùng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

 

Tuy nhiên, nếu dùng cả 2 phương án này, thương hiệu của các tổ chức tài chính sẽ “biến mất”, bị thay thế bởi các ví điện tử mang thương hiệu xPay (chính là Apple Pay, Google Pay). Điều này có thể khiến các tổ chức tài chính dễ bị “thương tổn” hơn vì họ không chỉ bị tách ra khỏi khách hàng của chính mình, mà còn bị các đối thủ giàu cạnh tranh hơn “phá hủy”.

 

Và với tùy chọn còn lại, cho phép thanh toán trong ứng dụng ngân hàng. Việc này mang lại trải nghiệm vượt trội cho người dùng trên ứng dụng ngân hàng di động, gồm Click-to-Pay, cho phép sử dụng các dịch vụ thanh toán xPay tự động, quản lý token và quản lý thẻ.

 

Hơn thế nữa, người dùng còn có khả năng thực hiện thanh toán trực tiếp ngay trên ứng dụng ngân hàng di động, nhờ đó các tổ chức tài chính không cần gửi thông tin khách hàng của họ sang bất cứ bên thứ ba nào khác!

 

Đây chính là sức mạnh của Giải pháp Thẻ số hóa hóa Entrust.

 

(Theo Jenn Markey - Entrust blog)